Kinh tế Hải Phòng: Vững vàng trong gian khó
Tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 14,9%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 23%, đều gấp 3,9 lần so với bình quân chung cả nước; thu hút vốn FDI tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hơn 15%; 7 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu khác như: Thu ngân sách nội địa, chi ngân sách thường xuyên, tổng vốn đầu tư toàn xã hội… đều tăng trưởng; đời sống nhân dân ổn định. Kết quả đó cho thấy sức bật mạnh mẽ của Hải Phòng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành.
1. Trong khó khăn, càng tỏa sáng

Cũng từ sự vững vàng của công nghiệp mà xuất khẩu của Hải Phòng tiếp tục là điểm sáng, 3 tháng qua đạt hơn 4 tỷ USD, tăng trưởng hơn 15%. Đồng chí Phạm Văn Mợi, Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng cho biết, điều đáng mừng là thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp trong quý 1 vẫn tăng, đa số doanh nghiệp hoạt động bình thường. Nhờ vậy, số nộp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước không bị giảm sút. Theo Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng Hà Văn Trường, số thu ngân sách nội địa đạt 6.926 tỷ đồng trong 3 tháng qua, tuy chưa được như kỳ vọng nhưng cũng là sự cố gắng rất lớn khi tăng gần 12% so với quý 01/2019. Hải Phòng vẫn là địa phương có số thu ngân sách nội địa trong tốp đầu của cả nước. Nhờ vậy, các khoản chi ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên tăng tới 14% nhưng thành phố vẫn đáp ứng được. Một số chỉ tiêu khác như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vận tải hàng hóa, tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ngân hàng cũng trong xu hướng có tăng trưởng.
Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đánh giá, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là cửa ngõ quốc tế quan trọng cả về đường biển, đường hàng không nên tác động bất lợi của dịch bệnh đối với nền kinh tế gần như tức thì, khó khăn, thách thức không nhỏ. Thế nhưng, cả thành phố luôn nỗ lực, đồng lòng, tìm mọi phương án để phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh và đạt thành công bước đầu, đến nay, Hải Phòng vẫn bình yên, chưa có ca nào dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Nhờ đó, Hải Phòng bảo vệ được sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội. Kết quả đạt được trong quý 1 là thành công kép, cho thấy Hải Phòng luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách với ý chí, sự quyết tâm và hành động quyết liệt.
2. Biến nguy cơ thành cơ hội
Tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy ngày 8/4, nhiều ý kiến phân tích, nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức trong thời gian tới do dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa biết khi nào kết thúc. Theo Cục trưởng Cục Thuế Hà Văn Trường, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị giảm sút nhiều hơn trong quý 2 do phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất để ưu tiên ngăn chặn dịch bệnh, cùng với quyết định gia hạn thời gian nộp thuế 5 tháng nên số thu ngân sách quý 2 sẽ giảm, khó giữ được tốc độ tăng trưởng như quý 1. Một số ý kiến nhận định: ách tắc về nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc bước đầu được tháo gỡ, nhưng mối lo lớn nhất bây giờ lại là đầu ra của sản phẩm khi Mỹ và châu Âu đều đang lo chống dịch, nhiều đơn hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng. Thị trường trong nước cũng bị tác động không nhỏ. Tuy nhiên, tinh thần chung được các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất là lạc quan nhưng không chủ quan; quyết tâm biến nguy thành cơ, tận dụng mọi cơ hội, tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Đồng chí Phạm Văn Mợi, Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng cho rằng, niềm tin của các nhà đầu tư đối với thành phố Hải Phòng rất lớn, nhất là khi Hải Phòng là điểm sáng về ngăn chặn dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho sản xuất và nhà đầu tư. Bởi vậy, hiện nay, có nhiều dự án đăng ký đầu tư vào Hải Phòng với tổng vốn lên tới 400 – 450 triệu USD. Trong đó, có dự án mở rộng nhà máy của Công ty Regina trị giá 150 triệu USD; dự án sản xuất điện thoại thông minh của nhà đầu tư Đài Loan trị giá khoảng 200 triệu USD và một số dự án khác. Nếu thành phố đẩy nhanh hơn nữa quá trình thẩm định, xét duyệt để các dự án triển khai trong quý 2, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Theo đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, tuy dịch bệnh chưa kết thúc nhưng một số ngành sản xuất có lợi thế rất lớn, thị trường trong nước và quốc tế đang rất cần như: chế biến nông sản thực phẩm, thủy sản, các mặt hàng phục vụ y tế… Đồng chí Đỗ Mạnh Hiến nhấn mạnh, tinh thần chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng đã rất mạnh mẽ, giờ cần khích lệ, động viên đẩy lên ở mức cao hơn với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chắc chắn Hải Phòng sẽ tiếp tục thành công. Đồng chí Đặng Bá Cường, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy đồng tình các giải pháp đề ra và đề xuất tiếp tục tập trung cao phát triển công nghiệp, nông nghiệp…, 2 lĩnh vực quan trọng, tác động lớn tới thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội…
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành nêu rõ: do dịch bệnh COVID-19, thách thức đối với Hải Phòng, cả nước và cả thế giới trong thời gian tới là rất lớn, mức độ ảnh hưởng còn sâu hơn suy thoái kinh tế thế giới năm 2009. Tuy nhiên, Hải Phòng tạo dựng được nền tảng, tiềm lực kinh tế khá vững chắc trong những năm qua, giờ càng cần phát huy tinh thần tiến công mạnh mẽ, vừa lo ngăn chặn dịch bệnh, vừa tập trung phát triển kinh tế – xã hội. Mặc dù khó khăn hơn nhưng Hải Phòng chưa tính tới việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong lúc này mà cần phải mạnh mẽ tiến về phía trước. Theo đồng chí Bí thư Thành ủy, sản xuất công nghiệp đang là ưu thế của Hải Phòng, cần được thúc đẩy, tạo mọi điều kiện để duy trì sản xuất và phát triển. Cùng với đó, các dự án đầu tư FDI đã đăng ký và các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước sẽ được quan tâm triển khai sớm và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đồng thời tiếp tục thu hút các dự án mới. Đây cũng là lúc Hải Phòng triển khai nhanh các dự án đầu tư công với tổng nguồn vốn phân bổ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng để góp phần thúc đẩy tăng trưởng; bảo đảm tiến độ khởi công, hoàn thành một số dự án lớn, trọng điểm như: nút giao Nam cầu Bính, đường 359 huyện Thủy Nguyên, đường vào khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên, tuyến đường nối từ nút giao Nam cầu Bính đến đường Tôn Đức Thắng, cầu Dinh, cầu Quang Thanh… Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được bố trí nguồn vốn hơn 1.000 tỷ đồng cũng cần được đẩy nhanh hơn nữa về tiến độ. Đồng thời triển khai xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo nghị quyết của HĐND thành phố.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành chỉ đạo: cả thành phố cần nỗ lực, tập trung cao hơn, quyết tâm lớn hơn, coi công tác phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rà soát tất cả chương trình, kế hoạch, các cơ chế, chính sách đề ra từ đầu năm, đưa bằng được các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Có thể nói, tư duy mới, cách làm mới, tinh thần quyết liệt hành động của Hải Phòng đã và đang được phát huy mạnh mẽ để tiếp tục tạo ra thế và lực mới, hoàn thành các mục tiêu thành phố đề ra trong năm 2020.
Nguồn: INTERNET
Tiềm năng phát triển thương mại Hải Phòng
Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước, là hạt nhân và tuyến trục để làm động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả vùng duyên hải Bắc Bộ, tạo hành lang thương mại với độ mở lớn, là mục tiêu quan trọng mà thành phố đã nỗ lực phấn đấu nhiều năm qua.
1. Lợi thế kinh tế biển
Với nhiều lợi thế truyền thống trải qua suốt hơn 130 năm kể từ khi được thành lập năm 1888, cùng với việc sở hữu cửa ngõ lớn nhất ra biển của khu vực phía Bắc, thực tế Hải Phòng đã khá rõ nét với vai trò là một trung tâm công nghiệp-thương mại và dịch vụ tầm cỡ, được hình thành cả từ điều kiện tự nhiên lẫn vận động của thời gian. Trong đó thương mại, bao gồm cả những giao dịch nội địa lẫn xuất nhập khẩu, Hải Phòng luôn đứng trong tốp đầu của khu vực duyên hải Bắc bộ.
Chỉ tính trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị “xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, thành phố đã có những bươc tiến vượt bậc phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế, đô thị, tạo tiền đề phát triển thương mại.
Nhất là 5 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông Hải Phòng có sự đột phá, bên cạnh việc khánh thành đưa vào sử dụng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cầu đường Tân Vũ – Lạch Huyện… thành phố đã triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn. Hải Phòng dang đình hình rõ nét là đầu mối của một hệ thống thương mại, dịch vụ hiện đại bậc nhất, kết nối từ tuyến địa đầu Móng Cái tới tận các tỉnh phía Nam, đồng thời ngược lên hành lang kinh tế phía Bắc tới tận tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đó là kết quả vận dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng của 5 dạng hình giao thông đồng bộ. Trong đó có lẽ vai trò của cảng biển vẫn giữ vị thế quan trọng nhất, kết nối hầu hết các dạng hình còn lại. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 40 cảng lớn nhỏ, năng lực xếp dỡ tăng đều hai con số mỗi năm.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, khi hệ thống cảng mới đang được đầu tư đi vào vận hành mà điểm nhấn là cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, lượng hàng qua cảng Hải Phòng dự kiến sẽ đạt tới 120 triệu tấn. Chưa kể năng lực lưu chứa hàng hóa với 139.000 m2 kho bãi ngoài trời và 6.700m2 kho kín kết nối với cảng, tính đến thời điểm hiện tại. Sự phát triển của cảng biển Hải Phòng sẽ tiếp tục được coi là trung tâm, đảm bảo hoạt động giao thương hiệu quả giữa dịch vụ vận tải biển với hệ thống giao thông còn lại.
Tính trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân của Hải Phòng hàng năm cao hơn 1,5 lần so với mức chung của cả nước. Trong đó tỷ trọng GDP thương mại, dịch vụ trong tổng GDP của thành phố khoảng 55%, khẳng định tính quan trọng của ngành kinh tế này. Điều quan trọng là, trong khi ở các địa phương khác, các mô hình kinh tế thương mại gặp nhiều trắc trở, thì nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ theo hướng trung tâm thương mại vẫn được đầu tư và đi vào hoạt động tại Hải Phòng.
Nổi bật nhất trong thời gian qua là sự mở rộng của các siêu thị điện máy và hàng tiêu dùng như MediaMart, HC, Nguyễn Kim, Pico… sắp tới khi dự án trung tâm thương mại Aeon Mall do nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đi vào hoạt động, vị thế thương mại Hải Phòng sẽ lớn hơn rất nhiều.
2. Cần đầu tư xứng tầm
Dù có nhiều lợi thế và đã khẳng định vị thế, tuy nhiên theo đánh giá thì thương mại Hải Phòng hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng nêu trên, dung lượng hàng hoá tăng nhanh nhưng năng lực cạnh tranh hạn chế.
Thương mại nội địa vẫn cơ bản là tị trường tiêu thu của hàng hóa đến từ nhiều nơi khác, trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu dù tăng rất mạnh trong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn một số địa phương khác.
Một trong những nguyên nhân được xác định, là do cơ sở hạ tầng nội ngoại thương xuống cấp, thiếu đội ngũ cán bộ thương mại giỏi, công tác quản lý điều hành về thị trường còn nhiều bất cập, sản phẩm xuất khẩu phần lớn là gia công cho các nhà đầu tư ngoài nước.
Mặt khác tốc độ phát triển các kênh lưu thông hiện đại chỉ đạt bình quân 10%/năm nhưng độ bền vững không cao, hiện thành phố có khoảng trên 150 chợ được xếp hạng từ 1 đến 3, các chợ tạm chợ cóc cũng như hệ thống phân phối đường phố thì khó thống kê nổi… phần lớn là hỗn tạp, hình thái kinh doanh lạc hậu, văn hoá kinh doanh thiếu chuẩn mực.
Các trung tâm thương mại có tổ chức ưu thế chủ yếu cũng nghiêng về đầu tư nước ngoài, đáng kể là BigC và MM Mega Market, còn lại là các mô hình siêu thị chuyên doanh phần lớn là mặt hàng điện tử. Số liệu khảo sát gần đây cho thấy, tổng mức bán lẻ tăng bình quân của thành phố tăng khoảng 14% nhưng chủ yếu tiêu thụ nội địa, đây là một hạn chế lớn.
Bởi như đã nói ở trên, hiện nay xuất khẩu của Hải Phòng là chiếm tỷ trọng cao là sản phẩm công nghiệp nhẹ, nhưng trong đó gia công rất lớn, cân đối giữa nhập và xuất khẩu thì giá trị thực sự thu được từ xuất khẩu của Hải Phòng còn thấp, dẫn đến giá trị gia tăng cũng thấp.
Ngay cả yếu tố thương mại trong du lịch, mỗi năm Hải Phòng thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, năm 2018 vừa qua đạt tới 7,8 triệu lượt, trong đó lượng khách quốc tế chiếm khoảng gần 1/3. Nhưng điều qan trọng không phải do số lượng du khách, mà hiệu quả chính từ doanh số tiêu dùng của du khách đến Hải Phòng.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, chi phí của du khách tại Hải Phòng khá thấp, một phần do lượng khách nước ngoài là người Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao. Như vậy thị trường bán lẻ rất khó tiếp cận với khách du lịch Trung Quốc khi mà trên thực tế hàng hoá phục vụ lại mang nhiều thương hiệu Trung Quốc.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, một cán bộ ngành công thương cho rằng, thương mại là một bộ phận cấu thành hệ thống dịch vụ hỗn hợp, Hải Phòng là cửa ngõ chính, muốn trở thành trung tâm thì phải làm rõ các kênh phân phối.
Về điều này, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2020 cũng đã xác định: “Phát triển thương mại phải gắn kết chặt chẽ với các ngành và hệ thống dịch vụ phức hợp khác, tuy nhiên không thể không kể đến các yếu tố bền vững như hạ tầng cơ sở, môi trường và cân bằng sinh thái”.
Nhìn sang các địa phương bạn những năm gần đây, xu thế công nghiệp hoá cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ, song hành với sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại và dịch vụ. Bởi vậy thành phố đã xác định: “Hoạt động thương mại mở phải đặt trong bối cảnh vừa cạnh tranh vừa hợp tác với các thị trường cả trong và ngoài nước”.
Vấn đề đặt ra là phát triển phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại, nhưng tất cả những điều đó sẽ khó thành công nếu không có sự đầu tư xứng tầm, trên cơ sở tận dụng được lợi thế căn bản mà thành phố hiện đang sở hữu.
Nguồn: internet
Những sai lầm phải trả giá đắc khi đầu tư bất động sản mà nhiều người bỏ qua
Nhiều người thường có quan niệm rằng ” mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời” , nên theo họ, gửi tiền vào bất động sản đang được xem là kênh trú ẩn an toàn và sinh lời cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi đầu tư vào bất động sản, nếu đầu tư không đúng cách có thể gặp rắc rối, thậm chí thua lỗ, trắng tay. Dưới đây là những sai lầm kinh điển và phải trả giá đắc khi đầu tư bất động sản mà nhiều người bỏ qua, không quan tâm.
1️⃣ Thiếu kiến thức thực tế bất động sản
Nhiều người bỏ bạc triệu để mua sách vở, băng đĩa và tham dự nhiều khoá học về bất động sản mà không trải nghiệm thực tế. Đây là những kiến thức “chết”, không được vận dụng một cách linh hoạt và thông minh vào thương trường. Ngoài ra, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, mới tham gia thị trường chưa lâu, đều nhận định bất động sản là kênh tích luỹ tiền tốt và quyết định dốc hầu bao chóng vánh trước “hiệu ứng đám đông”. Tuy nhiên, thiếu kiến thức cơ bản về thị trường bất động sản, các loại phân khúc sản phẩm, pháp luật xây dựng bất động sản… khiến cho người đầu tư giống như “đẽo cày giữa đường”, và thua lỗ, phá sản là điều được dự đoán trước.
2️⃣ Chọn sai thời điểm đầu tư bất động sản
Đa số đều theo tâm lý đám đông và mua tài sản khi thị trường địa ốc nóng sốt, nhiều nhà đầu tư gom hàng, mua lúc giá cao. Đây là lỗi rất nghiêm trọng vì tài sản được mua lúc thị giá đang lên quá cao và đắt đỏ sẽ khiến nhà đầu tư bị hớ. Gặp phải trường hợp này khách hàng thường đối mặt với thua lỗ khá nhanh do tài sản đã bị đầy lên quá cao so với giá trị thật. Vì biên độ tăng giá bất động sản phụ thuộc vào nhiều vấn đề, nếu chọn sai thời điểm đầu tư sẽ khiến suất đầu tư chịu nhiều thách thức hơn.
3️⃣ Đầu tư bất động sản không đúng nhu cầu
Đây là sai lầm phổ biến tại thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này thường xảy ra ở nhóm khách hàng thích mua nhà to, sang trọng, nội thất xa xỉ quá mức cần thiết ngay từ lần tậu căn nhà đầu tiên. Họ không nhận ra các nhu cầu về nhà ở sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc khá nhiều vào từng giai đoạn của cuộc đời. Do đó, khi đầu tư bạn nên tính đến những đặc điểm và giá trị sản phẩm dành cho người có nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: mua để ở, cho thuê, sử dụng toàn phần hay một phần, mua làm của để dành hoặc chờ cơ hội tăng giá… đều có cách chọn hàng hóa khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của bất động sản là hướng đến đối tượng sử dụng cuối cùng. Giá trị gia tăng của bất động sản phụ thuộc vào yếu tố này rất lớn. Do đó, nếu chưa tính đến giá trị sử dụng của bất động sản thì đừng vội gom hàng, vì gần như chắc chắn dòng tiền sẽ bị ghim lại rất lâu.
4️⃣ Đầu tư nhà, căn hộ vượt quá khả năng tài chính
Nhiều người mua nhà, mua căn hộ không quan tâm đến các khoản phí phải đóng, đến khi về ở mới vỡ lẽ ra là không đủ sức chi trả. Sai lầm này sẽ khiến nhà đầu tư bị đẩy đến tình huống xấu nhất là bán tháo, bán rẻ tài sản khi các khoản phí đột ngột tăng vọt. Hoặc có trường hợp đầu tư bất động sản phải đi vay vốn quá 50 % sản phẩm đó. Khi đó lãi mẹ đẻ lãi con, căn hộ không bán và cho thuê được sẽ đâm ra vỡ nợ.
5️⃣ Đầu tư bất động sản theo cảm tính
Nhiều người mua nhà, mua căn hộ không quan tâm đến các khoản phí phải đóng, đến khi về ở mới vỡ lẽ ra là không đủ sức chi trả. Sai lầm này sẽ khiến nhà đầu tư bị đẩy đến tình huống xấu nhất là bán tháo, bán rẻ tài sản khi các khoản phí đột ngột tăng vọt. Hoặc có trường hợp đầu tư bất động sản phải đi vay vốn quá 50 % sản phẩm đó. Khi đó lãi mẹ đẻ lãi con, căn hộ không bán và cho thuê được sẽ đâm ra vỡ nợ.
6️⃣ Không cân nhắc các yếu tố phong thủy khi đầu tư bất động sản
Các lỗi điển hình trong phong thủy mà nhiều nhà đầu tư bất động sản thường gặp phải như: nhà đất có thế trũng (sẽ bị ngập nước, dễ lún nứt), đầu voi đuôi chuột (khuôn viên đất mất cân xứng), nhà chếch hướng nắng (nóng bức)… sẽ gây ra không ít phiền toái về sau. Và khi bán lại sẽ bị ép giá khá nhiều (giảm giá trị) hoặc thanh khoản kém (rất khó giao dịch). Khi không bán được phải dọn về ở phải mất thêm tiền để khắc phục, điều chỉnh thiết kế và gây ra tâm lý bất an.
7️⃣ Dồn trứng vào một rổ hay đánh cược một mẻ lớn được ăn cả ngã về không khi đầu tư bất động sản
Đây là sai lầm được khuyến cáo cần phải tránh ở hầu như tất cả các kênh đầu tư, không riêng gì bất động sản. Thế nhưng, do giá trị tài sản (nhà đất) quá lớn, một khi đã dồn tất cả cá vào một rọ thì lúc thị trường khó khăn không thể tháo chạy kịp. Điều này hạn chế tính thanh khoản và tập trung rủi ro về một mối. Do đó, cách đầu tư bất động sản khôn ngoan là phải phân tán danh mục đầu tư, đa dạng hóa các khối tài sản này ở nhiều loại hình, phân khúc, khu vực, vị trí khác nhau.
———————————-
Phân phối chính thức Hoàng Huy Grand Tower
☎️ 0971.816.779 - 0902.145.579 - 0973.990.456
🌐 Hoanghuygrandtower.net
🌐 Hoanghuybuilding.com
———————————-
Phân phối chính thức Hoàng Huy Grand Tower
☎️ 0971.816.779 - 0902.145.579 - 0973.990.456
🌐 Hoanghuygrandtower.net
🌐 Hoanghuybuilding.com
Hải Phòng triển khai một số dự án lớn nhan ngày giải phóng Hải Phòng
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2020), thành phố Hải Phòng dự kiến triển khai một số công trình, dự án trọng điểm theo kế hoạch cụ thể như sau:

🔹Lễ thông xe kỹ thuật đoạn từ Trung đoàn 238 đến Ngã tư Núi Đèo thuộc Dự án đầu tư cải tạo Đường tỉnh 359 đoạn từ cầu Bính đến xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên;
🔹Lễ động thổ Dự án tổ hợp khách sạn, Trung tâm Thương mại và Văn phòng cho thuê tại số 4 Trần Phú - cao 70 tầng.
⏱Ngày 9/5/2020:
🔹Lễ động thổ công trình Tòa nhà hỗn hợp Dự án Hoàng Huy Sở Dầu cao 37 tầng - Hoàng Huy Grand Tower
🔹Lễ động thổ công trình Tòa nhà hỗn hợp Dự án Hoàng Huy Sở Dầu cao 37 tầng - Hoàng Huy Grand Tower
⏱Ngày 10/5/2020:
🔹Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển;
🔹Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.
🔹Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển;
🔹Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.
⏱Ngày 15/5/2020: Lễ khánh thành Dự án xây dựng chung cư HH4, Đồng Quốc Bình.
⏱Ngày 16/5/2020: Lễ khởi công các Dự án đầu tư xây dựng: cầu Quang Thanh; cầu Dinh.
⏱Ngày 19/5/2020: Lễ khánh thành công trình bãi tắm nhân tạo Dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, Đồ Sơn.
⏱Cuối tháng 5/2020:
🔹Lễ khánh thành các công trình, dự án: Khách sạn 5 sao M’Gallery - Cát Bà;
🔹Tổ hợp Nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo Cát Bà Beach Resort;
🔹Tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long (dài 4km).
🔹Lễ khánh thành các công trình, dự án: Khách sạn 5 sao M’Gallery - Cát Bà;
🔹Tổ hợp Nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo Cát Bà Beach Resort;
🔹Tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long (dài 4km).
Trước đó, ngày 3/5 vừa qua, UBND thành phố đã tổ chức khánh thành, khởi công 3 công trình: Thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính; thông xe tuyến đường trục đô thị từ Bắc Sơn đến Nam Hải thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng và Khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Trong đó, Lễ Thông xe kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính và Lễ Khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ đã vinh dự được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự.(c) haiphonggov.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
CẢM NHẬN TỪ KHÁCH HÀNG